Bán nhà trong trường hợp vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự
Căn nhà mang tên cả vợ, chồng bạn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì là tài sản chung của hai vợ chồng, nên việc định đoạt do hai vợ chồng bạn quyết định. Tuy nhiên, do chồng bạn lâm vào tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi thì muốn bán căn trước hết nhà bạn cần làm thủ tục tuyên bố chồng bạn mất năng lực hành vi dân sự.
Thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 319 Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, người yêu cầu phải nộp đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự. Kèm theo đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự: "Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định”
Như vậy, theo quy định trên bạn cần đưa chồng đến tổ chức giám định pháp y để giám định. Nếu tổ chức Giám định pháp y xác định chồng bạn không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì bạn đề nghị Tòa án nơi chồng bạn cư trú tuyên bố chồng bạn mất năng lực hành vi dân sự. Kể từ thời điểm quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật, chồng bạn được pháp luật xác định là người mất năng lực hành vi dân sự.
Tại khoản 3 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình: “Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan”. Theo quy định trên bạn là người đại diện đương nhiên của chồng bạn.
Tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật Dân sự quy định: “Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”.
Người giám sát người giám hộ được quy định tại Điều 59 Bộ luật Dân sự: “Người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ".
Theo quy định tại khoản 19, Điều 3 của Luật hôn nhân và gia đình: Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời. Vì vậy, gia đình bạn có thể lựa chọn một trong số người sau: cha, mẹ, con, ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác, chú, cậu, cô, dì của người chồng bạn để giám sát việc bán nhà. Việc bán căn nhà này của bạn phải được người giám sát việc giám hộ đồng ý bằng văn bản và bạn phải chứng minh được việc bán là lo cho cuộc sống gia đình
Hoàn thành đầy đủ các thủ tục như trên, bạn liên hệ với Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng để được hướng dẫn thủ tục và thực hiện việc bán theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?