Khởi tố người xúc phạm danh dự cá nhân người khác và tổ chức

Hiện có một vài website đang đăng nhưng thông tin sai lệch, bên cạnh đó còn kèm theo những lới bình luận khiến cho người đọc hiểu lầm và có những suy nghĩ tiêu cực về công ty, trong bài viết đó không ngừng nhắc tên đến lãnh đạo của công ty. Về phía công ty đã phản ứng gửi email, gọi điện thoại yêu cầu trang trên tháo dỡ bài viết sai lệch và rất nhiều lần như thế. tuy nhiên trang trên không những không tháo dỡ mà còn kèm thêm bài viết của cá nhân họ lên. Bên phía công ty cũng đã gửi công văn đến báo nông nghiệp việt nam ( bài viết bắt nguồn từ báo nông nghiệp việt nam, và báo cũng đã có bài viết đính chính thông tin trên ) và bên phía báo nông nghiệp cũng đã có công văn fax tới công ty về việc vi phạm của trang web trên đưa thông tin sai lêch, sau khi nhận được công văn từ báo nông ghiệp việt nam, bên phía công ty cũng đã gửi đến ban quản trị website nhưng sau đó vẫn không chịu tháo dỡ bài viết mà còn tiếp tục bình luận cá nhân  khiến cho uy tín công ty ngày càng bị ảnh hưởng. Sau đó bên công ty liên hệ với bộ thông tin và truyền thông để xin can thiệp. và ngay sau đó bộ thông tin cũng đã có công văn gửi tới ban quản trị của trang web trên. nhưng từ đó cho tới hiện nay trang web không ngừng phát triển không những không tháo dỡ mà còn tạo và liên kết với những trang web khác để cùng đăng bài viết  sai lệch làm ảnh hưởng đến công ty và cá nhân ban lãnh đạo. Và câu hỏi của Tôi là: Người vi phạm như vậy hình thức xử lý sẽ như thế nào. Người vi phạm đã phạm vào điều luật nào của nhà nước Với hình thức như vậy có thể khởi kiện và truy tố trách nhiệm hình sự hay không.

Việc Báo Nông nghiệp đã có bài viết sai sự thật , đưa tin không đúng gây ảnh hưởng uy tín và hình ảnh doanh nghiệp bạn thì đã vi phạm Luật báo chí và Nghị định 51/2002/NĐ-CP thì nếu có đủ chứng cứ và đã khiếu nại cơ quan quản lý có thẩm quyền mà có dấu hiệu là báo đã viết sai sự thật , xúc phạm danh dự nhân phẩm quyền lợi của cá nhân tổ chức thì theo quy định NĐ 51/2002/NĐ-CP có thể xứ lý như sau:

Điều 4. Cải chính trên báo chí

1. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin trên báo chí sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát nguyên văn văn bản kết luận đó cùng với lời xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả. Cơ quan báo chí phải đăng, phát văn bản kết luận vào đúng vị trí với cùng một kiểu, cỡ chữ (đối với báo in, báo điện tử), đúng chuyên mục đã phát sóng (đối với báo nói, báo hình) mà báo chí đã đăng, phát thông tin trên.

Thời điểm đăng, phát được tính từ ngày cơ quan báo chí nhận được văn bản kết luận như sau: năm (5) ngày đối với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình; mười (10) ngày đối với báo tuần và trong số ra gần nhất đối với tạp chí. Đối với tạp chí xuất bản trên ba mươi (30) ngày/kỳ thì ngoài việc phải đăng trên tạp chí đó trong số ra gần nhất, còn phải thông qua một tờ báo hàng ngày hoặc đài phát thanh, đài truyền hình có phạm vi phát hành, phủ sóng tương đương với phạm vi phát hành của tạp chí mình để đăng, phát kết luận đó và phải chịu toàn bộ phí tổn về việc cải chính.

2. Trường hợp cơ quan báo chí, tác giả tự phát hiện nội dung thông tin trên báo chí, tác phẩm của mình có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải cải chính, xin lỗi trên báo chí của mình đồng thời phải gửi văn bản cải chính, xin lỗi đến tổ chức, cá nhân đó.

Thể thức cải chính, xin lỗi trên báo chí như quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Cơ quan báo chí nhận được lời phát biểu bằng văn bản của tổ chức, cá nhân về những nội dung đề cập trên báo chí của mình khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến họ thì phải đăng, phát lời phát biểu đó đúng vị trí, chuyên mục mà báo chí đã đăng, phát thông tin. Lời phát biểu không được vượt quá diện tích, thời lượng đã đăng, phát nội dung thông tin nói trên.

Trường hợp không nhất trí với lời phát biểu của tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí có quyền thông tin tiếp làm rõ quan điểm của mình. Sau ba (3) lần đăng, phát ý kiến phát biểu của tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền yêu cầu ngừng đăng, phát các thông tin của đương sự. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến cơ quan chủ quản của báo chí đó, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

Thể thức, thời gian đăng, phát lời phát biểu của tổ chức, cá nhân như quy định tại khoản 1 Điều này.

Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát lời phát biểu của tổ chức, cá nhân nếu lời phát biểu của tổ chức, cá nhân đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín, danh dự của cơ quan báo chí, tác giả. Trong trường hợp đó cơ quan báo chí phải gửi văn bản báo cho tổ chức, cá nhân biết, nói rõ lý do, đồng thời phải gửi báo cáo bằng văn bản tới cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.

Điều 5. Những điều không được thông tin trên báo chí

Quy định cụ thể các khoản mà Điều 10 Luật Báo chí đã nêu, như sau:

1. Không được đăng, phát những tác phẩm báo chí, nghệ thuật, văn học, tài liệu trái pháp luật, có nội dung chống đối Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phá hoại khối đoàn kết toàn dân.

2. Không được miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn trong các tin, bài, hình ảnh về các vụ án và hành động tội ác. Không được đăng, phát tin, bài, hình ảnh, tranh, ảnh khỏa thân và có tính chất kích dâm, thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

3. Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của Tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án).

4. Không được đăng, phát tin bài ảnh hưởng xấu đến đời tư, công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận thư hoặc người chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó. Đối với tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ tiêu cực, vi phạm pháp luật thì cơ quan báo chí thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.

5. Không được đăng, phát tin, bài truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan. Đối với loại thông tin về những vấn đề khoa học mới chưa được kết luận, những chuyện thần bí thì cần có chú dẫn xuất xứ tư liệu (nguồn gốc tác phẩm, nơi công bố, thời gian).

6. Việc sử dụng các văn kiện của các cơ quan Đảng và Nhà nước, tài liệu của các tổ chức phải theo đúng những quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000.

Đối với văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, cơ quan báo chí có quyền khai thác theo nguồn tin của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung thông tin đó.

Nếu doanh nghiệp đã khiếu nại và được giải quyết tuy nhiên Báo nông nghiệp vẫn có bài viết và liên kết website để tiếp tục gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp thì nếu có thiệt hại thực tế xảy ra doanh nghiệp bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nơi báo đặt trụ sở yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai phạm của Báo gây ra.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
255 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào