Giả vờ mắc bệnh tâm thần không thoát tội
Không phải ai mắc bệnh tâm thần mà thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chỉ khi người mắc bệnh tâm thần tới mức làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình và hậu quả là do hành vi đó gây ra (tức là không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, điều 13 - Bộ luật Hình sự) thì mới không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tất nhiên, để biết được người phạm tội có mắc bệnh tâm thần đến mức làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không phải được Hội đồng Giám định tâm thần xác định và kết luận, chứ không thể giả vờ mắc bệnh để trốn tránh trách nhiệm. Đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Còn người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng trước khi bị kết án mắc bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, sau khi khỏi bệnh người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nói một cách dễ hiểu thì khi phạm tội là người hoàn toàn bình thường, nhưng sau đó do bị ám ảnh tội lỗi,... mới phát bệnh tâm thần thì sau khi được bắt buộc chữa bệnh, khỏi bệnh rồi người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm mà mình gây ra
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?