Bà Ngoại để lại di chúc cho cháu nhưng không được chấp nhận

Khoảng gần 20 năm, mẹ tôi, Việt Kiều đã mua đất đai cho bà ngoại tôi.  Năm 2004 bà ngoại tôi để lại di chúc cho tôi (Việt Kiều) bay giờ tôi có hộ khẩu cmnd và được quốc tịch VN, có vợ và có con ở đay. Di chúc lúc ấy 2 cậu tôi ký vào bởi ngoại tôi đã già (2004) và đư'ng giùm bà ngoại tôi. cậu tám tôi bay giờ không chiụ sang lại cho tôi.  Tôi còn 3 cái photocopy của di chúc có tên ký và nội dung.  Nhưng tôi sợ có lẽ bản chính sẽ bị mất bởi mẹ tôi để nó ở nước ngoài.  Ngoài di chúc, tôi còn có dì, dượng, và cậu làm chứng.  Vừa rồi khoảng 1 tuần cậu tôi chịu trả lại 1 phần đất, ký lăn tay, nhưng vợ cậu tôi nói "không liên quan, không ký, giữa hai cậu cháu muốn làm gì thì lam", nói chung là không chịu trả.  Trong sổ sách cậu tôi và vợ cậu đứng tên.  Cậu ký, vợ không ký nên không làm gi được.  Và phần còn lại cậu tôi nói là gia đình tôi vô ơn, nên không trả.  Bên tôi muốn hoà giải, bên cậu muốn lấy hết.  Xin hỏii dựa vào 3 bằng chứng trên. 1) tờ di chúc không có công chứng 2) dì, câụ làm chứng 3) tờ ký và lăn tay của cậu 1 tuần qua về 1 phần đất để trả (chúng tôi làm theo chuyển nhượng chứ không phải cho tặng) Có hiệu quả không? Hiện tại mẹ tôi sợ bên cậu có nhiều tiền và quen tranh chấp, và khi mẹ tôi đi nước ngoài trong tuần tới, sợ là tôi không làm gì được.  Xin hỏi tôi có cơ sở đòi lại đất mà mẹ mua cho ngoại, ngoại làm di chúc cho tôi, cậu đã ký? Nếu di chúc thất lạc còn photocopy có sử dụng được không? cơ hội thắng kiện hay thua? vì tôi không có tiền cậu tôi rất giàu và có thói quen chi tiền cho xã và huyện bất cứ việc gì trong việc làm ăn, tôi còn trẻ không kinh nghiệm hơi lo.  Xin cảm ơn.

Bà ngoại bạn đã có di chúc sau đó lại để vợ chồng cậu bạn được đứng tên trên thửa đât đó? Đây là hai vấn đề hết sức mâu thuẫn, tranh chấp cũng phát sinh từ đây.

Về nguyên tắc nếu có bản di chúc thì bản di chúc đó phải tuân thủ quy định của pháp luật về di chúc, việc di chúc viết tay có người làm chứng cũng được coi là di chúc hơp pháp nhưng nó phải đảm bảo được các quy định chung của Bộ Luật Dân sự, đồng thời người lập di chúc đó phải là người được sử dụng, sở hữu di sản đó (việc mẹ bạn bỏ tiền mua đất để bà ngoại bạn đứng tên đó là quan hệ nội bộ của gia đình bạn). 

Khi giải quyết quan hệ này theo quy định của pháp luật thì luật chỉ coi trọng các căn cứ được thể hiện dưới các dạng cầm nắm, đọc được.....

Hiện tại với các thông tin bạn cung cấp như trên, thì chưa thể khẳng định cơ hội để bạn và mẹ bạn bảo vệ quyền lợi của mình.

Nếu các bên liên quan không thống nhất cách thức và phương án giải quyết thì đây chắc chắn sẽ là một vụ án dân sự về tranh chấp tài sản là di sản thừa kế.

Trước hết bạn và mẹ cần tìm lại di chúc bà ngoại bạn đã lập cũng như những thông tin tài liệu khác liên quan tới sự việc, khi có số lương tài liệu về cơ bản rồi thì mới có thể đánh giá tình hình thực tế và có các bước đi phù hợp

Di chúc
Hỏi đáp mới nhất về Di chúc
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật thì có được thừa kế theo pháp luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con bị thiểu năng trí tuệ có được hưởng thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần người làm chứng khi lập di chúc trong trường hợp người lập di chúc không biết chữ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu tuổi được lập di chúc? Lập di chúc bằng cách đánh máy có cần người làm chứng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập di chúc ở văn phòng luật sư có hợp pháp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ của người để lại di sản không có tên trong di chúc thì có được nhận thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ của người lập di chúc không có tên trong di chúc thì có được hưởng thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập di chúc bằng văn bản cần bao nhiêu người làm chứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha dượng có được viết di chúc để lại tài sản cho con riêng của vợ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Di chúc có được gửi cho người quen giữ không? Người nhận di chúc cần phải làm gì khi người viết di chúc qua đời?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di chúc
Thư Viện Pháp Luật
246 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di chúc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di chúc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào