Trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình tự tổ chức hội nghị cán bộ công chức viên chức, người lao động được quy định như thế nào?
- Trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình tự tổ chức hội nghị cán bộ công chức viên chức, người lao động được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm để cán bộ công chức viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể là gì trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?
- Những nội dung nào cán bộ công chức viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định?
Trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình tự tổ chức hội nghị cán bộ công chức viên chức, người lao động được quy định như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023) quy định về trình tự tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
...
4. Trình tự tổ chức hội nghị được thực hiện như sau:
a) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trình bày báo cáo về các nội dung quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này;
b) Đại diện Công đoàn cơ quan, đơn vị báo cáo về các nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; kết quả giám sát, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham dự hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến, đề xuất, kiến nghị (nếu có);
d) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Công đoàn cơ quan, đơn vị tiếp thu, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với các nội dung thuộc thẩm quyền, bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, các biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị;
đ) Đại diện Ban Thanh tra nhân dân trình bày báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo;
e) Hội nghị quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật này (nếu có);
g) Tổ chức khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác; phát động phong trào thi đua;
h) Ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với tổ chức công đoàn;
i) Thông qua nghị quyết hội nghị.
Như vậy, trình tự tổ chức hội nghị cán bộ công chức viên chức, người lao động sẽ trải qua 09 bước, nội dung trình tự chi tiết được quy định tại khoản 4 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.
Trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình tự tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm để cán bộ công chức viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể là gì trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Tại Điều 52 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023) có quy định về trách nhiệm để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể như sau:
Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị thống nhất chủ trương, xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật này.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết của hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị và các nội dung khác đã được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thống nhất, quyết định; cử đầu mối để phối hợp, theo dõi, đề xuất xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
3. Định kỳ 06 tháng một lần, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.
4. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tích cực, gương mẫu tham gia bàn và quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật này và nghiêm túc thực hiện các quyết định đã được tập thể thống nhất; trường hợp nhận thấy quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không bảo đảm trình tự, thủ tục hoặc có nội dung trái với quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì có quyền kiến nghị, phản ánh đến Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên, lãnh đạo cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị thống nhất chủ trương, xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định các nội dung.
Bên cạnh đó, thực hiện phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết của hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
Những nội dung nào cán bộ công chức viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định?
Tại Điều 53 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023) có quy định về những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định:
Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định
1. Giải pháp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
2. Kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị.
3. Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị.
4. Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị.
5. Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu Nhân dân.
6. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
7. Thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
8. Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
9. Dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị (nếu có).
10. Các dự thảo nội quy, quy chế khác của cơ quan, đơn vị.
11. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
Trên đây là 11 nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập Đảng đến nay (03/2/1930 - 03/2/2025) theo Kế hoạch 175?
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất năng lực nổi trội đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 178?