Dán nhãn cho sản phẩm mật ong
1. Về nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của cá nhân khi thực hiện các hoạt động thương mại:
Theo quy định của điều 3 Nghị định 39/2007 về hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định."
Đối chiếu với các quy định trên cho thấy bạn không thuộc đối tượng không phải đăng ký hoạt động kinh doanh nên muốn thực hiện các hoạt động kinh doanh bạn phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, cá nhân có thể lựa chọn các hình thức đăng ký kinh doanh sau: đăng ký hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu.
2. Về việc dán nhãn hàng hóa:
Hiện nay việc dán nhãn hàng hóa được quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về nhãn hàng hóa, theo điều 11 của nghị định này thì nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa:
"1. Nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hoá;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
c) Xuất xứ hàng hoá.oài
Ngoài ra, mật ong là một dạng thực phẩm nên nhãn hàng còn phải tuân thủ quy định tại điều 12 nghị định 89 như sau:
"a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Doanh nghiệp sản xuất trong nước khi dán nhãn hàng hóa lên sản phẩm của mình không phải xin phép nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung công bố trên nhãn hàng hóa.
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh mật ong, bạn phải tuân thủ các quy định kiểm tra, giám sát, về sinh thú y đối với sản xuất kinh doanh mật ong được quy định tại Thông tư số 23/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 29/4/2009.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?