Làm sao để chứng minh một người nào đó phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Tôi có cho một người  mượn 300 triệu đồng trong thời hạn 1 năm (có hợp đồng giấy tay) nhưng sau 1 năm họ không trả lại Tôi mà còn thách  đi kiện. Tôi thưa việc này ra CA thì họ nói đây là việc dân sự nên hướng dẫn Tôi làm đơn gởi tòa án dân sự . Tôi có nói lý lẽ với họ (CA) đây là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng không ăn thua. Họ nói muốn cấu thành tội này phải có 1 trong 3 yếu tố  1) Dùng thủ đoạn gian dối (luật pháp VN ra mà không hiểu "gian dối" là như thế nào,hắn chỉ nói mượn tiền làm ăn) 2) Bỏ trốn (hiện giờ hắn vẫn sống phây phây ở nhà) 3) Dùng vào mục đích phạm pháp như buôn lậu,đánh bài,đá gà... (cái này Tôi cũng chịu thua vì hắn đâu dại gì khai lấy tiền của Tôi làm những chuyện đó ). Vậy thì Tôi phải làm sao với  luật hiện giờ của VN đây? Vì Tôi biết chắc rằng thưa ra tòa án dân sự có thắng thì cũng như thua vì hắn đã tẩu tán tài sản hoặc không đứng tên bất cứ tài sản nào rồi .Khi Tôi viết ra dòng này thì Tôi biết đất nước VN có tới 90 triệu người  và cũng có tới hàng ngàn trường hợp như Tôi vậy mà bấy lâu nay sao không thấy luật này sửa đổi  gì hết vậy . Nếu muốn gởi ý kiến đến Chính Phủ thì Tôi phải gởi ở đâu đây? Xin thành thật cảm ơn

        Hợp đồng vay tài sản (trong đó có vay tiền) là một loại giao dịch dân sự. Nếu có tranh chấp thì thẩm quyền thuộc về tòa án. Bộ luật dân sự có quy địch 2 trường hợp vay tài sản là vay tài sản có đảm bảo ( cầm cố, thế chấp ) và vay tài sản không có đảm bảo (tín chấp).

        Thực tế cho vay tiền, cho vay tài sản là một giao dịch đầy rủi ro, kể cả trong trường hợp có bảo đảm. Các hợp đồng vay tài sản của ngân hàng, quỹ tín dụng thường có bảo đảm bằng thế chấp tài sản, tuy nhiên nhiều ngân hàng cũng đang phải dở khóc, dở cười trước khối tài sản thế chấp... Với vay không có tài sản thế chấp thì chỉ chờ vào sự "quân tử" của người đi vay. Trường hợp cho vay kiểu này thường là với người thân quen, mục đích hỗ trợ nhau trong đời sống.

        Quan hệ pháp luật hình sự chỉ áp dụng với những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự. Nếu từ việc vay mượn rồi gian dối hoặc bỏ trốn thì mới là "hành vi nguy hiểm cho xã hội" và bị xử lý hình sự. Pháp luật cũng đã quy định tương đối rõ rang giới giữa dân sự với hình sự trong giao dịch vay mượn tiền (Điều 139, Điều 140 Bộ luật hình sự).

       Nếu vụ việc của bạn không đủ điều kiện xử lý hình sự thì chỉ có cách là khởi kiện tranh chấp dân sự...

Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp Pháp luật
Tội bắt cóc trẻ em để tống tiền bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Vô ý làm cháy cây xăng có phạm tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng điện chống trộm gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau vô tình gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Bị chạn đánh, đánh lại gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi hòa giải dẫn đến chết người
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi giăng bẫy điện chống trộm dẫn đến chết người thì bị xử tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bật cầu dao điện gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi cùng nhóm bạn đánh nhau gây chết người thì xử lý như thế nào
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm sở hữu
Thư Viện Pháp Luật
363 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm sở hữu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm sở hữu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào