Kiểu pháp luật tư sản là gì?
Kiểu pháp luật tư sản là gì?
Hiến pháp 2013 hay các văn bản quy phạm pháp luật khác không có khái niệm cụ thể về kiểu pháp luật tư sản. Tuy nhiên, về cơ bản, có thể hiểu:
Kiểu pháp luật tư sản là kiểu pháp luật thứ ba trong lịch sử xã hội loài người, ra đời gắn liền với sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, cách mạng dân chủ tư sản và sự ra đời của nhà nước tư sản.
So với pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản có những điểm tiến bộ hơn như sau:
- Phát triển toàn diện về hình sự và dân sự, về thiết chế nhà nước, công dân; thiết lập nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật;
- Bãi bỏ các chế tài dã man trong luật hình sự; xây dựng đạo luật cơ bản của nhà nước là hiến pháp, quy định các quyền tự do dân chủ của công dân và các quyền con người trong đạo luật cơ bản;
- Thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân một cách hình thức; thiết lập nghị viện là cơ quan đại diện của các tầng lớp dân cư trong xã hội;
- Kỹ thuật lập pháp phát triển cao hơn pháp luật phong kiến; thay đổi mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật.
Pháp luật tư sản tồn tại dưới ba hình thức là: pháp luật tập quán, pháp luật án lệ và văn bản quy phạm pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?