Chủ DNTN là người đứng tên trên bìa đỏ và bảo lãnh cho DNTN vay vốn Ngân hàng, như vậy có được không?
Điều 361 Bộ luật dân sự quy định về bảo lãnh như sau:
Ðiều 361. Bảo lãnh
Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Như vậy việc chủ DNTN đồng thời là chủ của quyền sử dụng đất thì không thể thực hiện được biện pháp giao dịch bảo đảm là bảo lãnh bởi vì chủ thể bảo lãnh phải là bên thứ 3 chứ không phải là 1 trong 2 bên của hợp đồng.
Trường hợp chủ doanh nghiệp ủy quyền cho vợ về bản chất cũng không khác gì nhau bởi vì người vợ đi thực hiện công việc ủy quyền là thay mặt người chồng và trong phạm vi ủy quyền sai đâu cũng không phải chịu trách nhiệm mà trách nhiệm đó thuộc về ông chủ DNTN kể trên.
Tuy nhiên chủ DNTN có thể vay tiền ngân hàng bằng tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất kể trên thì hoàn toàn được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?