Tạm ứng lương tối đa bao nhiêu%?

Tôi đang làm công ty may ở quận Gò Vấp. Sáu tháng nay công ty lúc nào cũng trả lương chậm đến 20 ngày. Trong khi tiền nhà trọ, tiền học cho con phải đóng đầu tháng. Tôi đã xin tạm ứng lương nhưng công ty chỉ cho ứng 20% lương/ một tháng. Pháp luật có quy định về việc cho tạm ứng lương tối đa bao nhiêu hay không?

Căn cứ pháp luật lao động hiện hành, thì tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động (gọi tắt là NSDLĐ) trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tại khoản 1, Điều 94 Bộ luật lao động năm 2012, quy định NSDLĐ có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì NSDLĐ phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.  

Đồng thời, tại Điều 95 bộ luật này quy định kỳ hạn trả lương như sau:  

1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Qua đó, pháp luật lao động chỉ quy định việc tạm ứng lương trong trường hợp áp dụng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm mà công việc đó kéo dài trong nhiều tháng mới hoàn thành.

Như vậy trường hợp doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương giờ, lương ngày, lương tuần, lương tháng mà doanh nghiệp do găp khó khăn không trả lương đúng thời hạn quy định, thì việc tạm ứng lương (nếu có) là do hai bên tự thỏa thuận chứ pháp luật không quy định tạm ứng  tối đa bao nhiêu %.

Khi doanh nghiệp trả lương cho người lao động chậm so với thời hạn quy định, thì doanh nghiệp phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng công bố tại thời điểm trả lương (Điều 96 Bộ luật này).  

Về trường hợp do doanh nghiệp chậm trả lương làm ảnh hưởng đến việc trả tiền nhà trọ, tiền học cho con, cũng như các khoản chi tiêu thiết yếu khác cho gia đình thì các bạn nên trực tiêp gặp Ban chấp Công đoàn cơ sở, giám đốc doanh nghiệp trình bày để nơi đây có thể sẽ giúp các bạn giải quyết phần nào những khó khăn.   

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
222 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào