Biết được hành vi mua bán người thì cần báo tin cho cơ quan nào? hành vi của những người có liên quan phạm vào tội gì?

Nguyễn Thị T (Ba Vì, Hà Nội) đến Phú Thọ, thông qua một số người quen để tìm người phụ giúp bán hàng giải khát. Do thấy được trả lương cao, có chỗ ăn nghỉ nên cháu A (14 tuổi) và cháu C (15 tuổi) ở Phú Thọ đồng ý đi làm cho T. Sau 2 tháng làm việc, T lừa bán A và C cho H là chủ quán Karaoke ở thị trấn X, huyện Chương Mỹ lấy 20 triệu đồng. H đã bắt cháu A và C làm nhân viên phục vụ quán đồng thời làm gái bán dâm cho khách đến hát khi khách có nhu cầu. H quản lý cháu A và cháu C rất nghiêm ngặt và đe doạ cấm nói với ai nếu không sẽ cho người đánh chết. Trong một lần đến quán quán Karaoke của H hát, anh M gặp cháu C, cháu C kể lại mọi chuyện cho anh M nghe và nhờ anh M đến báo tin cho cơ quan có thẩm quyền giải cứu cho mình và A. Anh M muốn biết anh sẽ cần đến báo tin cho những cơ quan, tổ chức nào? Hành vi của Nguyễn Thị T và H đã phạm vào tội gì, hình phạt đối với tội đó như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật phòng, chống mua bán người, thì “1. Cá nhân có nghĩa vụ tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này với cơ quan Công an, UBND xã, phường, thị trấn hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.”

Như vậy, anh M có thể đến báo tin cho một trong các cơ quan: UBND thị trấn X, huyện Chương Mỹ, cơ quan Công an hoặc bất kỳ cơ quan, tổ chức nào về trường hợp của cháu A và C.

Tại Điều 120 Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em quy định:

1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vì động cơ đê hèn;

d) Đối với nhiều trẻ em;

đ)  Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

e) Để đưa ra nước ngoài;

g) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;

h) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;

i) Tái phạm nguy hiểm;

k) Gây hậu quả nghiêm trọng;

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ mộtnăm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm.

Như vậy, hành vi của H và T đã cấu thành tội phạm - Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, quy định tại điểm d, h, khoản 2 của Điều 120 Bộ luật Hình sự nước. Hành vi phạm tội của H và T, tuỳ theo tình tiết cụ thể, có thể bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
278 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào