Mua chuộc cử tri bỏ phiếu cho mình phạm tội gì?
Quyền bầu cử là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ.
Điều 27 HIến pháp năm 2013 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”
Ngoài ra, tại Điều 95 Luật Bầu cử số 85/QH13/2015 ngày 25/6/2015 quy định: “Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Điều 126 Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về “Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân” như sau:
“1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
Theo quy định của Bộ luật hình sự, để thực hiện hành vi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau:
Lừa gạt: là hành vi dùng thủ đoạn gian dối khiến người khác hiểu lầm về tiêu chuẩn, uy tín, năng lực của các đại biểu nên bầu không đúng với những người mà ban đầu họ nhận thức; giải thích xuyên tạc cách thức ghi trong phiếu khiến cử tri bầu không đúng người mà họ tín nhiệm hay làm cho phiếu của họ không hợp lệ; lợi dụng người khác nhờ bỏ phiếu mà ghi sai ý kiến của họ.
Mua chuộc: là đưa tiền, vật chất hoặc lợi ích khác lôi kéo cử tri làm cho người đi bầu cử bỏ phiếu cho người theo yêu cầu của người phạm tội. Hoặc dùng lợi ích vật chất để yêu cầu, mua chuộc một người rút khỏi danh sách bầu cử để đưa người khác vào danh sách bầu cử…
Dùng các thủ đoạn khác: là dùng các thủ đoạn nhằm cản trở người khác không cho họ ra ứng cử trái với mong muốn của họ; dọa nạt có tính chất đe dọa, khống chế, uy hiếp tinh thần để người khác bỏ phiếu theo ý đồ của họ hoặc không đi bỏ phiếu hoặc không ứng cử, buộc họ phải rút khỏi danh sách bầu cử như: Đe dọa sẽ đuổi việc, không cho lên lương, sẽ bị đánh nếu không nghe theo ý kiến của người phạm tội; hoặc sửa chữa lý lịch của người này, thêm thành tích vào cho người khác để cử tri hiểu sai về phẩm chất và năng lực của họ.
Như vậy, với hành vi dùng tiền để mua chuộc cử tri bỏ phiếu cho mình của T đã cấu thành tội “Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân”. Tùy tính chất, mức độ phạm tội, T có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm hoặc bị phạt tù từ một năm đến hai năm. Ngoài ra T còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?