Ngân hàng là gì?
Ngân hàng là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
2. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
3. Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Như vậy, dựa theo quy định của pháp luật thì ngân hàng là một loại hình TCTD thực hiện được tất cả các hoạt động ngân hàng.
Vào thời kì Trung cổ, do sự phát triển của sản xuất và giao lưu hàng hóa, một tầng lớp thương nhân xuất hiện với vai trò là trung gian trong việc đổi các đồng tiền khác nhau. Nghề đổi tiền ra đời đầu tiên ở miền bắc Italia.
Do nhu cầu của xã hội, nghề đổi tiền cũng phát triển thêm nhiều dịch vụ tiền tệ khác như: nhận tiền gửi, thực hiện ủy thác thanh toán... Đến thế kỉ XVII ở nhiều nước, thương nhân kinh doanh tiền tệ liên kết thành lập ngân hàng dưới hình thức công ty, như ngân hàng Amsterdam ở Hà Lan năm 1609.
Do các ngân hàng ở thời kì này đều có thể phát hành tiền cho lưu thông nên dẫn tới tình trạng lạm phát triền miên ở các nước. Vì vậy, đến thế kỉ XVIII, các nước đều lần lượt quy định chỉ cho phép một số ngân hàng có đủ điều kiện mới được phát hành tiền. Các ngân hàng được phép phát hành tiền gọi là ngân hàng phát hành, còn các ngân hàng khác gọi là ngân hàng trung gian.
Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở Châu Âu, nhiều nước quy định chỉ cho phép một ngân hàng phát hành tiền. Sau thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 - 1933, các ngân hàng phát hành tiền được gọi là ngân hàng trung ương, còn các ngân hàng khác được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp thuần túy kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.
Trong thời đại của chủ nghĩa đế quốc, ngân hàng là các tổ chức độc quyền, hợp nhất với các tổ chức độc quyền công nghiệp thành tư bản tài chính theo chức năng vốn có và tính chất của hoạt động nghiệp vụ.
Ngân hàng ngày càng phát triển, ngoài nhân hàng nhà nước còn có ngân hàng chuyên biệt như: ngân hàng thương mại, ngân hàng phát hành, ngân hàng đầu tư và phát triển.
Ngân hàng là gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước 2010 quy định về vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Theo đó, Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?