Đưa con ra nước ngoài định cư sau khi ly hôn
Điều 92, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định việc nuôi con, chăm sóc, giáo dục con được căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Vì vậy, việc đưa trẻ em ra nước ngoài để có điều kiện tốt hơn về giáo dục, y tế là một việc làm phù hợp pháp luật. Hơn nữa, pháp luật Việt Nam quy định việc xuất cảnh của trẻ em dưới 14 tuổi chỉ cần có giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của bố hoặc mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp. Do đó, trong trường hợp này, chị hoàn toàn có quyền đưa con ra nước ngoài mà không cần có sự đồng ý của anh.
Mặt khác, theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000, khi xét xử vụ án ly hôn, nếu đương sự không thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con thì tòa án, căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của đứa con, sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi. Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một bên hoặc cả hai bên, tòa án có thể quyết định thay đổi người nuôi con. Nếu con đã đủ 9 tuổi trở lên thì tòa án phải xem xét đến nguyện vọng của người con trước khi quyết định.
Với các quy định trên, về nguyên tắc người được tòa án giao quyền nuôi con được phép mang con ra nước ngoài không phải xin ý kiến của người kia, trừ trường hợp việc đó không đảm bảo được quyền lợi của cháu. Các bên có quyền khởi kiện ra tòa về vấn đề này và tòa có thể quyết định thay đổi người nuôi con, giao con cho người ở Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?