Tố cáo hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Bộ luật Hình sự có quy định về hai tội là lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139) và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140), cụ thể như sau:
“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” (khoản 1 Điều 139).
“Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”. (khoản 1 Điều 140).
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 khi thủ đoạn gian dối xuất hiện ngay từ đầu, người phạm tội cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản (thủ đoạn gian dối xuất hiện trước hành vi chiếm đoạt). Trường hợp A có khả năng xin việc cho bạn, trên cơ sở sự tín nhiệm, bạn giao tiền cho A. Sau khi A có được tiền, A mới xuất hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn bỏ trốn, đánh tráo, không có khả năng hoàn trả vì đã sử dụng vào mục đích bất hợp pháp…thì hành vi này cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140.
Do bạn không nêu rõ tình tiết của vụ việc, cho nên phụ thuộc vào kết quả điều tra, xác minh, hành vi của A có thể cấu thành một trong hai tội là lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139) hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140).
Để bảo vệ quyền lợi cho mình, bạn có thể gửi cùng với các chứng cứ kèm theo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tố giác về tội phạm theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02/8/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (như Cảnh sát điều tra của Công an quận, huyện; Viện kiểm sát,Tòa án nhân dân cấp quận, huyện; Công an xã, phường, thị trấn, đồn, trạm Công an; Cơ quan báo chí;...)
Các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết tố giác tội phạm theo quy định tại Điều 6 của Thông tư liên tịch số 06, cụ thể như sau:
- Cơ quan điều tra sau khi tiếp nhận tố giác về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình phải tiến hành kiểm tra, xác minh. Những tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì ngay sau khi tiếp nhận phải chuyển tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đó kèm theo các tài liệu có liên quan đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.
- Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sau khi tiếp nhận tố giác về tội phạm thì thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, Cơ quan điều tra có thẩm quyền và tiến hành kiểm tra, xác minh. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì phải chuyển ngay các tố giác về tội phạm kèm theo các tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.
- Viện kiểm sát sau khi tiếp nhận tố giác về tội phạm phải chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết kèm theo các tài liệu có liên quan.
- Các cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm m, n, p, q khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 06 (Công an xã, Tòa án, cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức khác), sau khi nhận được tố giác về tội phạm có trách nhiệm báo ngay tin đã nhận được cho Cơ quan điều tra bằng văn bản. Trường hợp khẩn cấp có thể báo tin trực tiếp hoặc qua điện thoại và các hình thức liên lạc khác nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
- Đối với tố giác về tội phạm được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó ghi nhận và giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Các cơ quan, tổ chức sau khi tiếp nhận tố giác về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức mình phải chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; đồng thời, nếu xét thấy không gây khó khăn cho cá nhân, cơ quan, tổ chức báo tin hoặc không làm ảnh hưởng đến việc kiểm tra, xác minh, ngăn chặn ngay tội phạm thì hướng dẫn họ đến đúng cơ quan có thẩm quyền để tố giác, báo tin về tội phạm. Trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay tội phạm, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?