Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 500.000 đồng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Bộ luật Hình sự quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản ...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 139 nêu trên thì người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp:
- Giá trị tài sản chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên;
- Nếu giá trị tài sản chiếm đoạt dưới hai triệu đồng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Do vậy, bạn có thể tự mình hoặc cùng với hai người bạn của bạn tố cáo hành vi của người kia; giá trị tài sản được tính để truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ là tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bao gồm số tiền của bạn và những người khác. Còn việc người đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì cần phải xác định hậu quả xảy ra có nghiêm trọng không, người kia đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích hay không.
Trường hợp không đủ dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, người nào dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; đồng thời sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Về án phí, nếu vụ việc đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì án phí đối với vụ án hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh Án phí, lệ phí tòa án,. Mức án phí với vụ án hình sự sơ thẩm theo quy định tại Mục I.1 của Danh mục án phí, lệ phí tòa án được ban hành kèm theo Pháp lệnh là 200.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?