Trộm cắp tài sản thì bị xử lý thế nào?
Điều 138 của Bộ luật Hình sự quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.
Căn cứ vào Điều 138, nếu hành vi của người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 thì sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm; nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm; nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Theo quy định tại Điều 45 của Bộ luật Hình sự, khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì người phạm tội có thể sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật Hình sự là “phạm tội nhiều lần”. Phạm tội nhiều lần là thực hiện một tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất một lần và chưa bị xét xử. Trong trường hợp phạm tội nhiều lần, người phạm tội bị coi là phạm một tội cụ thể nhiều lần. Các hành vi phạm tội và hậu quả của các hành vi đó trong các lần phạm tội có tính độc lập với nhau. Do các thông tin mà bạn cung cấp chưa rõ, do vậy, người phạm tội chỉ được coi là phạm tội nhiều lần nếu như mỗi lần trộm cắp, hành vi của người phạm tội đáp ứng đủ các dấu hiệu cấu thành tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 138 (đặc biệt là dấu hiệu về giá trị tài sản trộm cắp).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?