Làm hư hỏng tài sản của người khác
Bạn không cung cấp đầy đủ các thông tin như: hành vi của chú bạn cụ thể như thế nào, hành vi đó nhằm mục đích gì... Do vậy, rất khó để xác định được hành vi của chú bạn có thể bị xử lý vi phạm hành chính hay không hoặc có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.
Tuy nhiên, nếu hành vi của chú bạn là nguyên nhân gây ra hư hỏng tài sản của nhà bạn (cửa kính vỡ và gỗ hỏng một phần) thì gia đình bạn có quyền yêu cầu chú bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả đó.
Ðiều 604 Bộ luật Dân sự quy định: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm (theo Ðiều 608 Bộ luật Dân sự):
- Tài sản bị mất;
- Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Vậy, gia đình bạn có thể xác định thiệt hại tài sản để yêu cầu chú bạn bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.
Thư Viện Pháp Luật
- Trách nhiệm của tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình như thế nào? Các nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng là gì?
- Đối tượng nào được quyền ưu tiên trong việc giao kết hợp đồng trục vớt tài sản chìm đắm tại nội thủy, lãnh hải Việt Nam?
- Sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ mà doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì có bị tuyên bố phá sản không?
- Tổng hợp các hệ thống thông tin tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển?
- Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông từ ngày 01/06/2023?