Tranh chấp về việc chia di sản thừa kế khi đã hết thời hiệu khởi kiện
Vì trước khi chết, nội bạn không để lại di chúc nên quyền sử dụng 6500m2 đất và căn nhà gỗ do nội bạn để lại được chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được xác định theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự, theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo đó, những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nội bạn (gồm: ba bạn, chú, cô và những người thừa kế khác nếu có) có quyền thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật để chia di sản thừa kế do nội bạn để lại. Các cách thức tiến hành:
- Cách 1: Họp mặt những đồng thừa kế để thỏa thuận các nội dung như: Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc; Cách thức phân chia di sản (Điều 681 Bộ luật Dân sự). Ba, chú và cô bạn có thể cùng nhau đến tổ chức công chứng trên địa bàn nơi có bất động sản để yêu cầu chia di sản thừa kế do nội bạn để lại. Tuy nhiên, để thực hiện theo cách này thì phải có sự đồng thuận của tất cả các đồng thừa kế.
- Cách 2: Khởi kiện yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế. Khi khởi kiện, gia đình bạn phải lưu ý đến thời hiệu khởi kiện về thừa kế.
Việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 1/7/1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế". Cụ thể: “Trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác” (theo Điều 36 Pháp lệnh số 44-LCT/HĐNN8 ngày 30/8/1990 của Hội đồng nhà nước về thừa kế).
Đối chiếu với trường hợp thừa kế của nội bạn: Nội bạn mất năm 1995, đến nay đã hơn 10 năm nên thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đã hết. Do vậy, ba bạn và những người thừa kế khác của nội bạn không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế do nội để lại nữa.
- Cách 3: Khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004, trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
+ Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
+ Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
+ Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
Cách này cũng chính là hướng dẫn của tòa án nơi ba bạn đã gửi đơn khởi kiện. Để khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung thì các đồng thừa kế của nội bạn (ba, cô và chú bạn...) phải có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc thừa nhận di sản do nội bạn để lại chưa chia. Khi có văn bản xác nhận có chữ ký của tất cả các đồng thừa kế thì di sản là quyền sử dụng 6500m2 đất và căn nhà gỗ do nội bạn để lạichuyển thành tài sản chung của các thừa kế và tòa án sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.
Trên đây là quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến trường hợp thừa kế do nội bạn để lại. Bạn có thể xem xét và căn cứ vào tình hình thực tiễn của gia đình bạn để có cách giải quyết tốt nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?