Giải quyết tranh chấp về đất đai trong gia đình
- Theo thông tin ban nêu thì ngôi nhà đó đang đứng tên chị gái của mẹ bạn (khi lập hợp đồng mua bán nhà thì chị giái của mẹ bạn đứng tên là bên mua nhà) do vậy về mặt pháp lý thì chị gái của mẹ bạn có toàn quyền quyết định đến ngôi nhà đó.
- Do vậy, để đảm bảo được quyền lợi của mẹ bạn thì mẹ bạn cần chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ để chứng minh là: Người mua là là ông ngoại bạn chứ không phải là bác bạn; Người thực hiện giao dịch, thanh toán tiền là ông ngoại bạn; Bác bạn chỉ là người đứng tên giùm; Số tiền mua nhà đó là ông ngoại bạn vay một phần của bác bạn, một phần của mẹ bạn... Nếu mẹ bạn chứng minh được nội dung như vậy thì ngôi nhà đó sẽ là di sản thừa kế của ông ngoại bạn. Nếu ông bạn không có di chúc thì ngôi nhà đó sẽ thuộc về các thừa kế của ông ngoại bạn theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 Bộ luật dân sự (cha. mẹ, vợ và các con của người chết. Nếu con của người có di sản đã chết trước hoặc chết cùng người có di sản thì cháu được hưởng thay).
- Nếu có tranh chấp khiến tòa án giải quyết và có căn cứ xác định ngôi nhà đó là di sản do ông ngoại bạn để lại thì giá trị ngôi nhà sẽ trừ đi các khoản nợ của ông ngoại bạn (trả lại cho mẹ bạn và bác bạn..) còn lại chia đều cho các thừa kế;
- Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế là 10 năm kể từ ngày ông ngoại bạn qua đời. Do vậy, nếu gia đình bạn không thỏa thuận được thì mẹ bạn có thể khởi kiện yêu cầu chia thừa kế và đòi lại số tiền mà ông bạn đã vay để mua nhà trước đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?