Các vấn đề phát sinh trong di chúc
1. Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. Trường hợp cha bạn đã mất, di chúc do cha bạn để lại có chữ ký của mẹ bạn được xác định là di chúc chung của cha mẹ bạn thì di chúc có hiệu lực từ thời điểm mẹ bạn mất. Như vậy, bạn chưa đủ điều kiện để thực hiện việc sang tên căn nhà cho bạn được.
2. Cha bạn đã mất, phần di sản của cha bạn để lại cho bạn thừa kế đã có hiệu lực pháp luật, phần tài sản của mẹ bạn chưa phát sinh hiệu lực pháp luật về thừa kế.
Theo Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về việc Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng như sau:
"1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.
2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình".
Như vậy, mẹ bạn có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mẹ bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?