Vỡ nợ phải giải quyết như thế nào?
- Pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ có quy định về "phá sản doanh nghiệp", khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn...) thì có quy trình, thủ tục để "báo tử" doanh nghiệp đó là thủ tục phá sản. Còn đối với cá nhân thì không có quy định về "vỡ nợ", "phá sản".
- Các giao dịch mà bạn trình bày ở trên đều là quan hệ dân sự. Nếu bạn không có khả năng trả nợ thì có thể gửi thông báo cho các chủ nợ để xin khất nợ, giãn nợ, khoan nợ, miễn nợ...
- Nếu họ không đồng ý với đề xuất của bạn thì họ sẽ tố cáo bạn tới công an hoặc khởi kiện bạn tới Tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu bạn vay tiền sau đó sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả nợ hoặc bạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền vay thì bạn mới bị xử lý hình sự. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì đó là quan hệ dân sự và vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
- Với việc vay lãi suất cao của tín dụng đen thì pháp luật không bảo vệ người cho vay. Nếu việc vay mượn đó được đưa ra pháp luật thì bạn chỉ phải trả tiền gốc và lãi suất không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng công bố. Với số tiền lãi cao mà bạn đã trả sẽ được trừ vào tiền nợ gốc. Nếu người cho vay đánh đập, uy hiếp bạn để đòi tiền thì bạn có thể trình báo công an để xử lý theo pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?