Quấy rối người tiêu dùng bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hành vi Quấy rối người tiêu dùng (NTD) là hành vi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với NTD để về hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc đề nghị giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng, gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
Khoản 2 Điều 10 Luật này quy định một trong những hành vi cấm: "Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng
Điều 22 Nghị định 19/2012 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD quy định "Phạt tiền từ 10.000.000 đồng tới 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện một trong các hành vi sau:
- Quấy rối NTD thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái ý muốn của NTD từ 2 lần trở lên
- Có hành vi gây cản trở ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt bình thường của NTD
Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm
Thẩm quyền xử phạt:
- Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh
- Chủ tịch UBND các cấp
- Lực lượng quản lý thị trường…<
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?