Chia di sản theo pháp luật
Thứ nhất, xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế
Bố bạn mất từ năm 1984, cho đến nay (năm 2015) là 31 năm, đã hết thời hiệu khởi kiện về chia thừa kế.Mẹ bạn mất năm 2002, đến nay cũng quá 10 năm để yêu cầu chia di sản. Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
Tuy nhiên, điểm 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Toàn án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định về việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế như sau:
“a. Sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.
a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung”.
Bố mẹ bạn mất không có di chúc, đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế, tuy nhiên có thể áp dụng quy định về chia tài sản chung để giải quyết nếu các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận đây là tài sản chung chưa chia.
Thứ hai, xác định phân chia di sản của anh trai bạn
Thừa kế thế vị được quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Như vậy, nếu anh trai bạn mất trước mẹ bạn thì con của anh trai sẽ được hưởng phần di sản mà cha của cháu được hưởng nếu còn sống.
Nếu hàng thừa kế thứ 1 chỉ còn 4 người con thì di sản được chia theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật làm 4 phần, phần của người anh trai đã mất được chuyển cho các cháu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?