Hành vi ngăn cản quyền thăm nuôi của cha với con
Theo quy định tại Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan. Đồng thời, khoản 1 Điều 71 Luật cũng đã quy định rõ nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng con của cha, mẹ. Theo đó, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trên cơ sở nguyên tắc này có thể hiểu người cha và người mẹ bình đẳng với nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Sự bình đẳng của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái được thể hiện cả trong thời kỳ tồn tại quan hệ hôn nhân và ngay cả khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Qua đó, có thể thấy rằng, việc người vợ cản trở quyền gặp con, chăm sóc con của bạn là vi phạm quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 thì hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?
- ACB là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng ACB nằm ở đâu?