Xử lý di chúc từ trước năm 1989

Năm 1989 cụ ngoại tôi mất, để lại theo di chúc của cụ. Cho mẹ tôi một mảnh vườn 360m2. Mẹ tôi không ở, vì có nhà rồi. Cho tôi lên ở thừa kế và sinh sống trên đó. Qua 23 năm (1989_2013) mọi đóng góp với nhà nước đều mang tên tôi, 23 năm mẹ con hòa thuận không có khiếu kiện gì với các cấp chính quyền. Trên mảnh vườn của cụ, tôi đã xây dựng hai dãy nhà mái bằng kiên cố, kín hết mảnh vườn. Mẹ tôi không có phản đối gì trong quá trình xây dựng mọi công trình. Hai lần các đoàn đo đạc của tỉnh, huyện kết hợp với xã về đo và lập bản đồ, đã đổi tên của cụ thành tên của tôi trên bản đồ. Mẹ tôi cũng không phản đối gì. Chỉ đến năm 2011, mẹ và vợ tôi bất hòa, mẹ tôi lập di chúc ngầm, chia đôi chỗ ở của tôi ra làm đôi. Cho em trai tôi một nửa, nếu chia đôi, phá bỏ nhà tôi đi vì đã xây chắn ngăng mảnh vườn. Đến nay tháng 6 năm 2013, mẹ tôi lại đòi đập nhà để lấy lại đất, và làm đơn xuống huyện. Mang theo tờ di chúc của cụ, để kiện tôi, qua hai lần hòa giả của thôn và xã mẹ tôi kiên quyết không nghe và đòi hỏi (cho thì giấy tờ đâu) vì mẹ tôi cho tôi bằng miệng( tôi là con trưởng các em bấy giờ còn nhỏ). Nếu không cho tôi sao tôi dám ở và làm mọi công trình mà mẹ không ngăn cản, trên bản đồ nhà đất  và mọi đóng góp với nhà nước lại mang tên tôi? 23 năm qua (1989_2011) mà mẹ tôi không khiếu kiện gì với mọi cấp chính quyền, trên mảnh đất tôi ở không có tên mẹ tôi một ngày nào. mẹ cũng chưa hề đóng góp nghĩa vụ gì với nhà nước . Tôi thấy bất bình nhưng không biết làm sao, rất mong luật sư tư vấn giúp tôi. Việc mẹ tôi lập di chúc có đúng hay không?  Việc mẹ kiện tôi có đúng hay không?  Việc mẹ tôi đòi đập nhà để lấy lại đất có đúng tình lý hay không?

 

Việc mẹ bạn có giấy di chúc của bà ngoại để lại thì theo điểm C khoản 1 điều 50 luật đất đại 2003 mẹ bạn có điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đó. Việc mẹ bạn cho bạn quyền sử dụng đất nếu bạn muốn khẳng định thì cần phải chứng minh, trường hợp không chứng minh được việc mẹ bạn cho bạn quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó vẫn thuộc về mẹ bạn. 

Cho nên việc mẹ bạn để lại di chúc đối với khối tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của mình là hoàn toàn hợp pháp. Việc gia đình bạn có làm nghĩa vụ đối với nhà nước cũng như xây dựng các công trình trên đất...thì mẹ bạn cần phải có một khoản bồi thường hợp lý đối với  gia đình bạn. Nếu bạn và mẹ bạn không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.

Di chúc
Hỏi đáp mới nhất về Di chúc
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật thì có được thừa kế theo pháp luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con bị thiểu năng trí tuệ có được hưởng thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần người làm chứng khi lập di chúc trong trường hợp người lập di chúc không biết chữ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu tuổi được lập di chúc? Lập di chúc bằng cách đánh máy có cần người làm chứng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập di chúc ở văn phòng luật sư có hợp pháp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ của người để lại di sản không có tên trong di chúc thì có được nhận thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ của người lập di chúc không có tên trong di chúc thì có được hưởng thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập di chúc bằng văn bản cần bao nhiêu người làm chứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha dượng có được viết di chúc để lại tài sản cho con riêng của vợ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Di chúc có được gửi cho người quen giữ không? Người nhận di chúc cần phải làm gì khi người viết di chúc qua đời?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di chúc
Thư Viện Pháp Luật
276 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di chúc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di chúc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào