Nhân chứng có bị triệu tập hay không?

Tôi là nhân chứng trong một vụ án và đã cung cấp những gì mà tôi biết ở nơi xảy ra vụ án cho công an phường. Nay cơ quan điều tra có giấy triệu tập tôi đến cơ quan điều tra để làm việc cũng về việc nêu trên. Tôi xin hỏi, tôi chỉ là người làm chứng thì tại sao cơ quan điều tra không mời tôi mà lại triệu tập. Tôi là một đảng viên, một sỹ quan quân đội nghỉ hưu khi bị công an triệu tập tôi cảm thấy bị xúc phạm vì vậy tôi có ý định từ chối giấy triệu tập của cơ quan điều tra, việc từ chối có phiền toái gì cho tôi. Minh Ngọc (Cầu giấy)

Thuật ngữ “triệu tập” là một động từ dùng trong tố tụng của Việt Nam thể hiện hành vi của đại diện cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu một công dân đến trụ sở cơ quan tiến hành tố tụng để làm việc. Thuật ngữ“ triệu tập” đi liền với danh từ khác như người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, hoặc là bị can, bị cáo,... thì tư cách người tham gia tố tụng của người bị triệu tập được xác định ở danh từ đi liền  với động từ “triệu tập” vì vậy cơ quan tiến hành tố tụng không hề có từ ngữ xúc phạm ông. Trong tất cả các trường hợp triệu tập đều phải có giấy triệu tập, giấy triệu tập phải phù hợp địa vị pháp lý người bị triệu tập, ghi rõ họ tên, chỗ ở của người cần triệu tập, ngày giờ, tháng, năm, địa điểm gặp, gặp ai...

Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người bị triệu tập hoặc thông qua chính quyền phường xã, thị trấn hoặc cơ quan nơi công tác của người nhân chứng mà cơ quan tiến hành tố tụng cần triệu tập. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện để người làm chứng thực hiện nghĩa vụ công dân.

Trong trường hợp người làm chứng đã được cơ quan điều tra, viện kiểm sát triệu tập đúng luật (điều 139 - Bộ luật Tố tụng hình sự) nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của nhân chứng gây trở ngại cho công tác điều tra, truy tố, xét xử thì cơ quan đã triệu tập người làm chứng có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng. (Việc ra quyết định dẫn giải nhân chứng sẽ tuân thủ một trình tự pháp luật riêng).

Có những trường hợp không nhất thiết phải triệu tập nhân chứng đến trụ sở cơ quan điều tra thì điều tra viên, kiểm sát viên có thể lấy lời khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của nhân chứng nhưng phải tuân thủ điều 135 - Bộ luật Tố tụng hình sự.

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
275 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào