Một tài sản có được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự không?
Vì bạn không nêu cụ thể quyền sử dụng đất của ông Hiệp thế chấp cho Ngân hàng trước hay sau khi có quyết định của Tòa án, nên chúng tôi xin trả lời như sau:
Trường hợp tài sản này được thế chấp cho Ngân hàng nông nghiệp H trước khi có quyết định của Tòa án thì theo Điều 90 Luật Thi hành án dân sự, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp không phải là người được thi hành án thì người nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các khoản theo quy định tại Điều 47 Luật này. Nếu Chấp hành viên xác minh thấy giá trị tài sản của ông Hiệp chỉ đủ để thi hành phần nghĩa vụ có đảm bảo với ngân hàng, ông Hiệp và DNTN Lâm Hùng không còn tài sản nào khác để thi hành án thì Chi cục Thi hành án dân sự thành phố A ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Tuy nhiên, theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự quy định: Đối với trường hợp đã trả đơn yêu cầu thi hành án trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 mà đương sự yêu cầu thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả đơn phải ra quyết định thi hành án và tổ chức việc thi hành án. Yêu cầu thi hành án thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự và phải kèm theo tài liệu liên quan, quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án, nếu có. Tuy nhiên, sau khi ra quyết định thi hành án, Chấp hành viên xác minh thấy người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo khoản Điều 44a Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi bổ sung năm 2014.
Trường hợp quyền sử dụng đất của ông Hiệp được thế chấp kể từ thời điểm có quyết định của Tòa án mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án theo quy định tại Điều 24 Luật thi hành án dân sự. Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật này.
Về nội dung bạn hỏi một tài sản có được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự không, chúng tôi xin trả lời như sau: Theo quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật dân sự năm 2005 thì một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?