Thừa kế thế vị.
Vì bà ngoại bạn không để lại di chúc nên theo điểm a, khoản 1, Điều 675 BLDS 2005, di sản là căn nhà của bà ngoại bạn sẽ được chia theo pháp luật.
Về vấn đề thừa kế của mẹ bạn: Điều 676 BLDS 2005 xác định hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Mẹ bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên mẹ bạn đã chết năm 2004, chết trước thời điểm mở thừa kế nên về nguyên tắc, mẹ bạn không được hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 635 BLDS 2005 “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế… ”.
Về vấn đề thừa kế của bạn: Mặc dù bạn không thuộc hàng thừa kế thứ nhất nhưng bạn vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế theo trường hợp thừa kế thế vị. Điều 677 BLDS 2005 quy định “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống... ”. Như vậy, bạn sẽ được hưởng thừa kế với tỷ lệ bằng với phần thừa hưởng của các dì, cậu.
Việc các dì và cậu bạn tiến hành khai nhận thừa kế và phân chia di sản thừa kế mà không tường trình quan hệ nhân thân của mẹ bạn và bạn là không phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, bạn có quyền thỏa thuận với các dì và cậu để nhận di sản của bà ngoại. Nếu bạn và các dì, các cậu không đạt được thỏa thuận thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để bảo đảm quyền lợi của bản thân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?