Chuyển tiếp đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
Theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì giao dịch dân sự vô hiệu khi “không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này”. Do đó, trường hợp Hợp đồng số 01 đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều 122 của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì Hợp đồng số 01 vẫn có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp có căn cứ xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 56 của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm thì việc xử lý tài sản thế chấp là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp Ngân hàng muốn đăng ký thế chấp tài sản là nhà ở và thể hiện nội dung đăng ký thế chấp nhà ở vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thìcác bên phải ký hợp đồng thế chấp mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?