Tuyên bố một người là đã chết

y ra trận lũ lịch sử. Từ đó đến nay, mặc dù gia đình tôi đã ra sức tìm kiếm nhưng vẫn không có tin tức gì của bố tôi. Hiện nay, gia đình tôi đang có ý định chuyển vào Nam sinh sống. Nhưng khi bán nhà, chúng tôi không làm thủ tục được do căn nhà được bố tôi đứng tên Gia đình tôi muốn nhờ Tòa án xác định bố tôi đã chết được không và thủ tục như thế nào? Xin luật sư tư vấn giúp gia đình.

Thứ nhất, trường hợp Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết
Điều 81 BLDS quy định người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:
"a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này".
Trận lũ lụt ở Lào Cai đã chấm dứt mà từ tháng 8/2008 đến thời điểm hiện tại - gần 6 năm trôi qua, bố bạn vẫn không có tin tức gì xác thực là còn sống. Như vậy, trong trường hợp này gia đình bạn hoàn toàn có căn cứ để yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố, bố bạn đã chết.
Thứ hai, thủ tục tuyên bố một người là đã chết
Căn cứ vào Chương XXIV BLTTDS thì thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết gồm những bước sau:
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu lên Tòa án. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
“a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;
c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;
đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;
e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;
g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn” (Điều 312 BLTTDS).
Bước 2: Gửi kèm theo đơn yêu cầu tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu của bạn, Toà án sẽ ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.Và trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Toà án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu. Theo đó, Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
181 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào