Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam là gì và hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam là gì và hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Theo Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 839/QĐ-BNV năm 2021 quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam như sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
Như vậy, Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản; dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; tự bảo đảm kinh phí hoạt động; không vì mục đích lợi nhuận và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Quyền hạn của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 839/QĐ-BNV năm 2021 quy định về quyền hạn của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam như sau:
Quyền hạn
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hiệp hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, tổ chức dạy nghề theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hiệp hội và lĩnh vực Hiệp hội hoạt động. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.
7. Thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
8. Được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
10. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Theo đó, quyền hạn của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam được quy định chi tiết, cụ thể tại Điều 6 Điều lệ như trên.
Nhiệm vụ của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam là gì?
Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 839/QĐ-BNV năm 2021 quy định về nhiệm vụ của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ
1. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội đã được phê duyệt. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hiệp hội. Không được lợi dụng danh nghĩa, hoạt động của Hiệp hội làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hiệp hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
3. Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức, thông tin về quy định pháp luật cho hội viên, hướng dẫn, khuyến khích hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hiệp hội
4. Đại diện cho hội viên tham gia, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội, gồm:
a) Xúc tiến thương mại và thúc đẩy hợp tác lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát;
b) Tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề, tọa đàm, hội chợ, triển lãm liên quan đến tiêu chuẩn, chất lượng, kỹ thuật đối với bia, rượu, nước giải khát trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia nghiên cứu, tư vấn về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với bia, rượu, nước giải khát;
d) Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cho hội viên về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát.
6. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
7. Xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động của Hiệp hội.
8. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Nhiệm vụ của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam được quy định chi tiết, cụ thể tại Điều 7 Điều lệ trên đây.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?