Quyền thăm nom, nuôi dưỡng con sau ly hôn.
Sau khi ly hôn, Tòa án quyết định giao con cho chị chăm sóc và nuôi dưỡng. Vì chồng chị không phải là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cháu nên chồng chị có quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì:
“Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Do đó, chồng chị có quyền được thăm nom cháu Long nhưng không được lạm dụng quyền thăm nom con để cản trở hoặc gây khó khăn cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc cháu bé.
Thực tiễn pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự đối với hành vi lạm dụng quyền thăm nom con của người chồng (hoặc người vợ). Trường hợp chồng chị cố tình lạm dụng quyền thăm nom để không cho chị tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng con, gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc cháu bé, chị có thể làm đơn yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người chồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?