Quy trình Nhập hộ khẩu vào Q.8, TP.HCM

Chào Luật Sư Xin tư vấn giúp tôi về việc nhập hộ khẩu vào Phường 15, Q8, TPHCM  Hiện tại - Hộ khẩu thường trú tôi ở Đồng Tháp, Vợ tôi ở Đaklak - Vợ Chồng tôi đã có nhà ở tại Phường 15, Q8, TPHCM, mới dọn về Quận 8 từ tháng 4/2013 chưa làm đăng ký tạm trú tạm vắng nơi ở, chỉ mới báo cáo miệng vối tổ trưởng và tổ phó khu phố. - Công việc ổn định (Vợ Chồng làm nhân viên văn phòng đều làm việc tại TP. HCM) - Đã có giấy tờ nhà (sổ hồng mang tên 2 vợ chồng) do UBNN quận 8 cấp trong tháng 4/2013 - Đã có sổ KT3 (của chồng) tại Q. thủ đức từ năm 2003 đến nay (đó chỉ là KT3  còn việc ở thì tôi ở nhiều nơi) - Chuẩn bị đón thành viên mới chào đời (dự kiến sẽ sinh vào đầu tháng 6,  sinh ở ĐakLak) Cần giải đáp - Phải gặp cơ quan ban ngành nào để thực hiện việc nhập hộ khẩu? - Có cần làm lại KT3 tại Quận 8 hay không hay vẫn sử dụng KT3 tại Thủ Đức? - Quy trình từng bước để nhập khẩu cho 2 vợ chồng? - Các thủ tục đính kèm? - Thời gian và chi phí tối đa để làm thủ tục? - Trong trường hợp Con tôi sinh ở Đaklak vậy thủ tục để nhập khẩu vào TP.HCM? Khai sinh của bé có thể để địa chỉ tại nơi cần nhập hỗ khẩu được hay không? Rất mong sự giúp đỡ của luật sư để tôi nhanh chóng hoàn tất thủ tục nhập khẩu. Xin Chân thành cám ơn về sự giúp đỡ! Trân trọng

Điều 20 Luật cư trú quy định điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như sau:

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
225 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào