Sử dụng điện chống trộm gây chết người
Trường hợp của bạn anh, chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 12 Mục I Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10 tháng 06 năm 2002 Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:
“A. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người.
B. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phân biệt như sau:
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người.
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra..., Nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết người”.
Nếu anh B bạn anh sử dụng điện trái phép để chống trộm thì anh B sẽ bị xét xử về tội giết người theo Điều 93 Bộ luật hình sự 1999.
Thư Viện Pháp Luật
- Điều chỉnh vốn điều lệ trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện như thế nào từ ngày 08/5/2023?
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng với mục đích kinh doanh có thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không?
- Những đối tượng nào được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa? Chi phí cổ phần hóa doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm những khoản nào?
- Chỉ huy trưởng công trường hạng I cần đáp ứng các điều kiện nào? Điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I đối với cá nhân là gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng lần đầu gồm các tài liệu gì?