Nghĩa vụ trả nợ vay

Khoảng hơn 2 năm trước cha tôi có cho người anh cùng địa phương vay 50 triệu và 10 chỉ vàng 24k với lãi suất bằng lãi ngân hàng 14% cùng thời điểm đó, thời hạn vay là 12 tháng. Nhưng người đó chỉ đóng lãi được 2 tháng đầu và từ đó đến nay không đóng bất cứ đồng nào thêm nữa, cha tôi có nhiều lần đến nhà nhắc nhở và đòi tiền nhưng ông ấy không trả, nên đã lấy cái máy cắt lúa liên hợp KUBOTA của ông ta. Mấy hôm trước ông ta đã bán ruộng đất để giải quyết nợ nần cho người khác nhưng chưa trả cho cha tôi. Xin hỏi cha tôi có quyền bán cái máy cắt liên hợp đó để thu hồi tài sản đã cho ông ấy vay không? Hay cha tôi có cách nào để lấy lại tiền và vàng theo đúng pháp luật không?

Điều 471. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Theo thông tin bạn cung cấp thì cha bạn và người vay đã có quan hệ cho vay với thời gian vay là 1 năm có lãi suất. Bạn không nói là có hợp đồng vay không nhưng theo thông tin trên thì hai bên có quan hệ vay tiền không có thế chấp.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, một tài sản chỉ được xử lý để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự khi đó là tài sản được bên vay cầm cố, thế chấp với bên cho vay (còn gọi là tài sản để đảm bảo bảo đảm). Tại điều 342 Bộ luật Dân sự về thế chấp tài sản

Điều 342. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Trong trường hợp bạn nêu, máy cắt lúa liên hợp KUBOTA không được hai bên lựa chọn để làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, bố của bạn không được quyền bán tài sản trên để thu hồi nợ. Việc chiếm giữ máy cắt lúa của bố bạn có thể cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác theo quy định tại Điều 141 BLHS.

Để giải quyết trường hợp nêu trên, bạn có thể áp dụng quy định của Bộ luật TTDS (sửa đổi, bổ sung năm 2011) để nộp đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
232 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào