Nam nữ sinh viên chung sống có trái luật?
Xã hội hiện đại, hiện tượng chung sống như vợ chồng của nhiều cặp nam, nữ sinh viên mà không đăng ký kết hôn là khá phổ biến, nguyên nhân có nhiều: Quan điểm cá nhân về tình dục trước hôn nhân; mức độ quan tâm của gia đình; tiết kiệm chi phí nhà ở; quan hệ yêu đương; giới tính; ảnh hưởng của lối sống phóng khoáng phương Tây…Tôi cho rằng đây là một hiện tượng xã hội. Ở góc độ pháp luật, việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không phải là hành vi trái pháp luật, nhưng cũng không được pháp luật thừa nhận và bảo hộ như những cặp vợ chồng hợp pháp.
Do đó, theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và các văn bản liên quan thì việc nam, nữ chưa đăng ký kết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng sẽ không bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự, trừ trường hợp: Một trong các bên đã có vợ, có chồng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 147 Bộ luật Hình sự về tội: “Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng”.
Trường hợp sau này có con chung và không muốn chung sống với nhau nữa thì quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Theo đó, việc không có đăng ký kết hôn không làm ảnh hưởng đến quan hệ cha và con, quan hệ mẹ và con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?