Bị bạn cùng phòng tung "clip thân mật" lên wed đen
1. Hiến pháp và Bộ luật dân sự hiện hành ghi nhận, bảo dảm và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân, trong đó có quyền về hình ảnh.
Hành vi quay phim, chụp ảnh với người khác mà không được người đó đồng ý đều là hành vi phạm luật, trừ trường hợp người thi hành công vụ thực hiện việc ghi hình mà pháp luật cho phép hoặc hành vi thu thập chứng cứ để tố giác tội phạm.
Cụ thể, Điều 31 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được người đó đồng ý (...) trừ trường hợp vì lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác".
Khoản 3, Điều 31 Bộ luật dân sự cũng quy định: "Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh".
Khi một người bị xâm phạm quyền tự do về hình ảnh (một trong những quyền nhân thân) thì trước tiên có thể căn cứ vào quy định tại Điều 25 Bộ luật dân sự năm 2005 để: "Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai.", "Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại".
Như vậy, dưới góc độ quan hệ dân sự thì bạn có thể vận dụng các quy định pháp luật nêu trên để yêu cầu người đã có hành vi phát tát clip đó phải gỡ bỏ clip xuống và cải chính, xin lỗi, bồi thường thiệt hại.
2. Trách nhiệm hình sự: Hành vi làm clip sex và phát tán trên mạng internet, các trang mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu bị phát hiện hoặc có đơn tố cáo của nạn nhân thì hành vi này có thể bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự và tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định tại Điều 253 Bộ luật hình sự hoặc có thể bị xem xét về các tội danh về xâm phạm hoạt động của mạng viễn thông...
Cụ thể, với tội làm nhục người khác thì người đó phải đối mặt với mức án từ 3 tháng đến 2 năm tù. Tội danh này sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét nếu có đơn thư tố cáo của bạn và yêu cầu xử lý theo quy định tại Điều 121 BLHS và Điều 105 BLTTHS. Để xử lý về tội danh này thì cơ quan tiến hành tố tụng phải có chứng cứ về việc người đó có mục đích đăng tải clip đó nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của bạn.
Nếu không chứng minh được động cơ mục đích tung clip đó lên mạng viễn thông thì vẫn có thể xử lý đối tượng đó về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định tại Điều 253 Bộ luật hình sự.
Vì vậy, trước tiên bạn cần cảnh báo, yêu cầu người đó gỡ bỏ clip đó và khắc phục hậu quả. Nếu người đó cố tình không thực hiện thì bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của người đó tới công an để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?