Thủ tục nhập hộ khẩu theo chồng gồm những gì?
Theo chị trình bày thì chị muốn nhập hộ khẩu về ở với chồng có hộ khẩu Hà Nội. Do đó, việc nhập hổ khẩu của chị căn cứ vào quy định của Luật cư trú và Luật Thủ đô hiện hành. Cụ thể như sau:
Điểm a, khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú quy định:
“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con”
Khoản 3 và 4 Điều 19 Luật Thủ đô hiện hành quy định về Quản lý dân cư như sau:
“3. Việc đăng ký thường trú ở ngoại thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú.
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:
a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú.”
Căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên và theo thông tin chị trình bày thì chị có đủ điều kiện nhập hộ khẩu về với chồng cả trong trường hợp chồng chị có hộ khẩu ngoại thành hoặc nội thành Hà Nội.
Theo Điều 21 Luật cư trú và Điều 6 Thông tư số 05/2014/TT-BCA của Bộ Công an ngày 09/9/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú thì hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm :
1, Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
2, Bản khai nhân khẩu;
3, Giấy chuyển hộ khẩu.
4, Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp của chồng quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CPngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, gồm một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã); Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
- Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
Sau đó, chị nộp hồ sơ xin đăng ký thường trú tại Cơ quan Công an huyện, quận nơi đăng ký thường trú. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?