Quy định mới về quyền của cá nhân liên quan đến hoạt động báo chí

Quy định mới về quyền của cá nhân liên quan đến hoạt động báo chí như thế nào?

Hoạt động báo chí thường xuyên có liên quan đến quyền hình ảnh và các quyền nhân thân khác của cá nhân. Với những quy định mới của Bộ luật dân sự 2015 sẽ có những điểm nhấn lưu ý cho hoạt động này.

Trước hết là đối với quyền hình ảnh, Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.

Với quy định trên không ít các cuộc tranh cãi liên quan đến tác nghiệp, đến bảo vệ quyền hình nổ ra xung quanh câu chuyện hình ảnh nào thì được phép sử dụng, hình nào không được phép sử dụng khi chưa có sự đồng ý của cá nhân ấy. Nhất là ở Việt Nam khi khái niệm “người của công chúng” vẫn chưa được đưa vào luật.

Thế nhưng, kể từ ngày 1/1/2017 với quy định mới trong Bộ luật dân sự 2015 thì việc tác nghiệp của phóng viên, nhà báo trong hoạt động đưa tin, phản ánh sẽ “dễ thở” và rõ ràng hơn khi có quy định không phải xin phép cá nhân trong một số trường hợp sử dụng hình ảnh. Cụ thể: Điểm b, khoản 2, Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận: Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh thì việc sử dụng hình ảnh không cần phải có sự đồng ý của người đó.

Nếu như việc sử dụng hình mở ra những trường hợp loại trừ thì đối với cá nhân lại có những quy định chặt trẽ hơn liên quan đến đời tư. Bộ luật sự 2005 chỉ quy định về quyền bí mật đời tư thì Bộ luật dân sự 2015 có thêm cả quy định để bảo vệ “quyền riêng tư” của cá nhân.

Theo đó, những hoạt đồng thường ngày của một cá nhân liên quan đến sinh hoạt, ăn ở, ngủ, nghỉ được coi là hoạt động riêng tư và được pháp luật bảo vệ.

Như vậy, với quy định mới này thì những hành vi thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của người khác sẽ bị coi là trái luật (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt do luật định).

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
339 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào