Dùng tài sản chung vợ chồng để bảo lãnh vay vốn cho người khác?

Vợ chồng tôi sở hữu chung một chiếc ô tô trị giá 1.200.000.000 đồng. Tôi muốn dùng chiếc ô tô đó để bảo lãnh cho em trai vay tiền của ngân hàng thì có được không?

Theo quy định của pháp luật thì Bảo lãnh là việc thực hiện nghĩa vụ thay chứ không phải là việc dùng tài sản để bảo đảm, cụ thể:

Theo quy định tại Điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”.

Do đó bạn chính là bên thứ 3 trong quan hệ giữa 2 bên là bên Ngân hàng bên nhận bảo lãnh và em trai bạn - bên đi vay vốn chính là bên được bảo lãnh.

Khi bạn ký kết hợp đồng bảo lãnh này thì bạn sẽ cam kết với Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay em trai bạn nếu khi đến thời hạn mà em trai bạn không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng với nghĩa vụ đã cam kết. Nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ trả nợ vay, nợ gốc, nợ lãi...tùy thuộc vào phạm vi bảo lãnh.

Theo quy định tại Điều 363 Bộ luật Dân sự thì “Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. Thực tế cho thấy Ngân hàng sẽ yêu cầu phạm vi bảo lãnh trong trường hợp này là bảo lãnh toàn bộ.

Nếu trường hợp đến hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh (em trai bạn) mà vợ chồng bạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì nghĩa vụ thì vợ chồng bạn phải được tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, điều này được quy định tại Điều 369 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Tài sản của vợ chồng bạn trong trường hợp này là một chiếc xe ô tô có giá trị 1.200.000 đồng, do đó Ngân hàng sẽ quan tâm đến tài sản này nếu bạn vi phạm nghĩa vụ thực hiện việc bảo lãnh họ sẽ đề nghị bạn đưa tài sản này để xử lý tài sản của bạn theo đúng nghĩa vụ bảo lãnh mà bạn đã cam kết.

Đây là tài sản chung của vợ chồng bạn trong thời kỳ hôn nhân do đó khi thực hiện ký kết hợp đồng bảo lãnh này thì cả hai vợ chồng bạn phải đồng ý, nhất trí. Có như thế mới phù hợp với quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

“Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”.

Tuy nhiên, khi thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh bạn có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh (em trai bạn) phải thực hiện nghĩa vụ đối với bạn (Điều 267 Bộ luật Dân sự).

Vì việc bảo lãnh chỉ là thực hiện nghĩa vụ thay nên thực tế rất ít Ngân hàng dùng hình thức này và thay vào đó họ sẽ dùng hình thức là Thế chấp tài sản vì bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ thì họ được xử lý tài sản thế chấp để thanh toán nghĩa vụ, điều này đối với ngân hàng an toàn hơn so với thực hiện thay nghĩa vụ theo biện pháp bảo lãnh.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
457 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào