Nên truy tố tội nào?

Có một trường hợp một Giám đốc doanh nghiệp đã thế chấp một chiếc xe ô tô vào ngân hàng để vay 600 triệu đồng, Giấy đăng ký xe được ngân hàng giữ, xe ô tô được ngân hàng cho phép DN sử dụng để làm ăn, kinh doanh. Sau đó Giám đốc doanh nghiệp này mang chiếc xe ô tô này đi thế chấp vay 500 triệu tại một cửa hiệu cầm đồ (xe ô tô được chủ cửa hàng cầm đồ giữ). Số tiền 500 triệu vay tại cửa hiệu cầm đồ giám đốc chi tiêu vào việc trả nợ cho cá nhân mình Các Luật sư cho hỏi: 1. Với hành vi trên có thể xử lý Giám đốc DN này vào tội gì không, vì hiện nay vị giám đốc này không còn khả năng trả nợ, Ngân hàng đã có đơn đề nghị sang Công an và nhờ lấy chiếc xe ô tô về theo đúng quy định 2. Với hành vi này thì khép vào tội Lừa đảo (Điều 139 BLHS) hay Lạm dụng (Điều 140 BLHS) chiếm đoạt tài sản có đủ yếu tố hay không, khép vào tội "Sử dụng trái phép tài sản" (Điều 142 BLHS) được khổng?

Hành vi này đã đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS. Về pháp luật chiếc xe đã được chủ sở hữu thế chấp để vay vốn của ngân hàng. Tuy nhiên chủ sở hữu lại cố ý với mục đích lừa đảo chủ cửa hàng cầm đồ để thế chấp lần thứ hai với số tiền 500 triệu đồng. Hành vi đó là lừa dối, gian dối (lừa đảo), mực đích là chiếm đoạt tài sản của chủ hiệu cầm đồ.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
335 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào