Giữ bằng tốt nghiệp khi xin việc làm

Là sinh viên mới ra trường, Tôi thấy công ty nọ đăng tin tuyển dụng. Vội vã tới nộp hồ sơ, tôi thật sự rất ngỡ ngàng khi nhận được câu trả lời của giám đốc nhân sự: sẽ nhận tôi vào làm nhưng với điều kiện công ty sẽ giữ bản gốc bằng đại học của tôi hai năm. Tôi sợ công ty làm mất giấy tờ quan trọng thế nên tôi không vào đó làm nữa. Xin nhờ luật sư tư vấn gúp tôi: có phải hiện nay các công ty đều giữ bằng tốt nghiệp của nhân viên không? Và khi gặp trường hợp này thì làm thế nào ạ?

Hiện nay, có rất nhiều bạn đi xin việc đều gặp hoàn cảnh tương tự như bạn. Đối tượng không chỉ là các bạn sinh viên mới ra trường mà còn có những người đã có kinh nghiệm làm việc rồi.
Về vấn đề này Điều 20 Bộ Luật Lao động 2012 quy định: “Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động: Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động; Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”.
Khi bị phát hiện có hành vi này, các cơ quan tuyển dụng có thể bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
- Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Ngoài hình thức xử phạt bằng tiền pháp luật còn buộc họ phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: 
- Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
- Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này”.
Như vậy, việc công ty muốn lưu giữ bằng gốc của bạn là trái với quy định của pháp luật và bạn nên cẩn thận với những trường hợp như thế này, vì rất nhiều công ty bắt buộc bạn phải nộp tiền để chuộc thì mới trao trả bằng, hoặc có thể làm mất bằng tốt nghiệp.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
201 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào