Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không
Pháp luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha. Vì vậy, nếu chị có đầy đủ chứng cứ để chứng minh hai người con của chị là con của anh Triệu Đức Huynh thì dù chị và anh Huynh không đăng ký kết hôn thì hai con chị vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế. Khi đó, con của chị được coi là con đẻ của chồng chị. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 – Bộ luật dân sự năm 2005 về hàng thừa kế theo pháp luật thì con chị thuộc diện hàng thừa kế thứ nhất.
Trong câu hỏi chị không nêu rõ Giấy khai sinh của con chị có ghi về phần cha của hai con chị hay không nên có thể xảy ra một trong hai trường hợp như sau:
Nếu giấy khai sinh của các con chị ghi rõ phần cha: Trong trường hợp này, mặc dù chị và anh Huynh không phải là vợ chồng nhưng cha cháu bé vẫn được pháp luật thừa nhận. Theo đó, khi cha chết thì các con sẽ được hưởng thừa kế tài sản theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Trường hợp này cha cháu bé chết mà không để lại di chúc thì di sản sẽ được phân chia theo pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Khi đó, các con chị sẽ được hưởng một phần di sản của cha để lại (những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau).
Nếu giấy khai sinh của cháu bé bỏ trống phần cha: Trong trường hợp này cha cháu bé chưa được pháp luật thừa nhận là cha đẻ, mặc dù các con chị có thể được phía bên nội thừa nhận hay không. Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 – Luật Hôn nhân và Gia đình, “con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”. Do vậy, chị hoặc con chị (trường hợp con chị đã đủ 18 tuổi) cần phải tiến hành các thủ tục nhận cha trước khi làm thủ tục để hưởng thừa kế. Về thủ tục xin nhận cha cho các con chị cần lưu ý:
Theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và khoản 9 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP, để làm thủ tục nhận cha cho con, chị phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Kèm theo Tờ khai phải xuất trình: giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của con; các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con (nếu có). Đối với trường hợp có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha – con (ví dụ gia đình anh Huynh không đồng ý) chị có quyền gửi đơn đến Tòa án yêu cầu xác định quan hệ cha, con. Trong trường hợp nếu xét thấy cần thiết chị có yêu cầu thì Tòa án sẽ tiến hành trưng cầu giám định ADN để có căn cứ khoa học khi xét xử. Đồng thời, cần chủ động thu thập và chuẩn bị những chứng cứ để chứng minh được là có quan hệ cha con để Tòa án có thêm căn cứ giải quyết vụ việc. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là TAND cấp huyện nơi người cha cư trú trước lúc chết hoặc nơi cư trú của chị và các con (theo khoản 4 Điều 27, điểm a khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004). Như vậy, sau khi hoàn tất thủ tục nhận cha, cháu bé sẽ được hưởng di sản thừa kế của cha cháu để lại bằng với các đồng thừa kế khác vì thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?