Đi ăn nhậu làm vỡ cái chum có phạm tội hủy hoại tài sản?

Mấy tháng trước tôi có vào một cửa nhà hàng ăn uống với bạn bè. Khi đã tàn cuộc mọi người ra về thì tôi có đá vỡ cái chum của nhà hàng để ở hành lang. Chủ cửa hàng cho biết đây là chiếc chum đặc biệt có giá trên 10 triệu đồng. Vì cho rằng giá trị chiếc bình không cao nên tôi chỉ đồng ý bồi thường 5 triệu đồng. Chủ cửa hàng nói nếu không bồi thường đủ số tiền sẽ tố cáo hành vi hủy hoại tài sản của tôi lên công an. Xin hỏi tôi bất cẩn làm hỏng tài sản người khác như vậy có phạm tội hủy hoại tài sản không? Nếu hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường thì sẽ phải làm thế nào ? (Anh Tuấn)

Chào bạn, như bạn đã trình bày, hành vi làm vỡ chum của bạn chỉ là hành vi bất cẩn và không có chủ đích. Bạn không hề mong muốn cái chum vỡ mà chỉ vô tình trong quá trình đi lại lúc đã ăn uống xong với bạn bè.

Mặt khác, ở đây bạn đến quán ăn với tư cách là khách hàng. Theo tập quán kinh doanh thì khách hàng phải được đối xử như "thượng đế", việc một khách hàng lỡ tay làm vỡ vật dụng, đồ trang trí trong một nhà hàng là điều khá bình thường. Chủ nhà hàng không nên quá nặng nề với bạn.

Dưới góc độ pháp lý, theo quy định tại Điều 143 Bộ Luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì "Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng ………thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Một trong những dấu hiệu quan trọng của loại tội phạm này là động cơ, mục đích và lỗi. Trong khi việc bạn làm vỡ chiếc bình ở nhà hàng là do bất cẩn. Bạn không có mục đích từ trước là hủy hoại tài sản của nhà hàng. Nên vụ việc trên của bạn không có dấu hiệu hình sự. Đây chỉ là quan hệ dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

Theo đó, bạn sẽ phải có trách nhiệm bồi thường giá trị của cái chum bạn làm vỡ. Việc bồi thường sẽ ưu tiên các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được có thể nhờ Tòa án giải quyết. Thông qua việc giám định sẽ biết chính xác giá trị cái chum là bao nhiêu và lấy đó làm căn cứ bồi thường thiệt hại.

Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp Pháp luật
Tội bắt cóc trẻ em để tống tiền bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Vô ý làm cháy cây xăng có phạm tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng điện chống trộm gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau vô tình gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Bị chạn đánh, đánh lại gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi hòa giải dẫn đến chết người
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi giăng bẫy điện chống trộm dẫn đến chết người thì bị xử tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bật cầu dao điện gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi cùng nhóm bạn đánh nhau gây chết người thì xử lý như thế nào
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm sở hữu
Thư Viện Pháp Luật
305 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm sở hữu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm sở hữu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào