Thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai

Gia đình tôi có một thửa đất tại Hải Dương (có sổ đỏ, liên tục đóng thuế đất). Vì quan hệ họ hàng chúng tôi cho ông A mượn đất. Sau đó ông A đã xây nhà cấp 4 và sống trên đất hơn 10 năm nay. Nay gia đình tôi đòi lại đất cho mượn, đã gặp ông B, nhưng ông B không muốn trả, thậm chí còn gây sự. Mong luật sư tư vấn cho tôi về thủ tục khởi kiện ông B để đòi lại đất tranh chấp.

Khi có tranh chấp về đất đai, trước hết các bên tự hòa giải thông qua tổ hòa giải ở cơ sở, nếu không nhất trí thì khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết hoặc yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết:

Đơn khởi kiện (theo mẫu)
Các tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ án ( giấy tờ về đất, nhà đất, hợp đồng...)
Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) nếu là cá nhân.
Các tài liệu chứng cứ khác có liên quan:
Bản thống kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Ngoài ra, các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài (nếu có) đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Bước 2: Tiến hành hòa giải.

Khi có tranh chấp về đất đai, trước hết các bên tự hòa giải với nhau để tìm ra phương án giải quyết hợp tình, hợp lý, tiết kiệm thời gian, công sức và giữ gìn tình làng, nghĩa xóm.

Nếu các bên không tự hòa giải được thì yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thông qua tổ hòa giải ở cơ sở.

Bước 4: Giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết về tranh chấp đất đai, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.

Trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp xã nhận được đơn.

Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân cấp xã chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết theo 02 phương án, đó là: Khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết hoặc yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết.

Trường hợp có yêu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 mà đương sự lựa chọn giải quyết bằng biện pháp yêu cầu giải quyết tranh chấp tại cơ quan hành chính nhà nước thì:

Trường hợp đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Trường hợp đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết.

Trường hợp khởi kiện tại Tòa án:

Nếu tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Nếu tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 mà đương sự lựa chọn giải quyết bằng biện pháp khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự thì khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó).

Về vấn đề án phí: Án phí lệ phí Tòa án (Pháp lệnh số: 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/ 02/ 2009). Nộp tiền  tạm ứng án phí : Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
276 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào