Đang mang thai bị công ty chấm dứt hợp đồng lao động, phải làm sao?
Theo khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ), người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
Hơn nữa, lý do mà công ty chấm dứt hợp đồng lao động với bạn không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 38 BLLĐ 2012.
Như vậy, việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn là trái với quy định của pháp luật.
Để bảo vệ quyền lợi cho mình trong trường hợp này bạn cần yêu cầu tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp bảo vệ, yêu cầu giám đốc công ty hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Nếu công ty vẫn giữ nguyên quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với bạn thì bạn có thể khởi kiện ngay ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở chính để yêu cầu Tòa án giải quyết. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 1 năm, kể từ ngày bạn bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Căn cứ khoản 1 Điều 42 BLLĐ 2012, Tòa án sẽ tuyên buộc doanh nghiệp phải nhận bạn trở lại làm việc theo hợp đồng đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày bạn không được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?