Mua bằng giả nhưng chưa kịp sử dụng có bị xử lý?
Việc mua và sử dụng bằng cấp giả là hành vi bị pháp luật cấm và có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xử lý hình sự hay hành chính còn tuỳ thuộc vào kết quả xác minh của cơ quan điều tra về hành vi, mục đích của việc sử dụng bằng giả.
Theo đó, nếu mua bằng cấp giả để lừa dối cơ quan, tổ chức thì hành vi này sẽ bị xử lý hình sự về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.
Với hành vi bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm: Có tổ chức; Phạm tội nhiều lần; Gây hậu quả nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm.
Trong trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Trường hợp chưa đến mức bị xử lý hình sự thì bị xử lý hành chính. Hình thức là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả theo khoản 3, khoản 5, điều 16 Nghị định số 138 của Chính phủ ngày 22/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Ngoài việc phạt tiền còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?