Thủ tục và lệ phí xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Về Phiếu lý lịch tư pháp
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 điều 2 Luật lý lịch tư pháp năm 2009 thì:
“Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”
Cũng theo quy định tại điều 41 Luật này thì:
Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1: cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2: cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Như vậy Phiếu lý lịch tư pháp mà công ty yêu cầu bạn nộp đó là Phiếu lý lịch tư pháp số 1.
Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Thứ nhất, về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp: căn cứ theo quy định tại điều 44 Luật lý lịch tư pháp năm 2009 thì:
- Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp PLLTP các trường hợp sau:
+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
- Sở Tư pháp thực hiện việc cấp PLLTP các trường hợp sau:
+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Bạn hiện đang đăng ký thường trú tại Hà Nội vậy Sở Tư pháp thành phố Hà Nội sẽ thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho bạn.
Thứ hai, về hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
Bạn nộp tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp kèm theo các giấy tờ sau:
- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (kèm bản chính để đối chiếu);
- Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú.
Bạn có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Tuy nhiên việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của bạn thì không cần văn bản ủy quyền.
Những giấy tờ nêu trên bạn nộp tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội. Thời hạn giải quyết: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Về lệ phí xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Theo Thông tư 174/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính thì mức thu lệ phí cấp PLLTP được quy định như sau:
- Thông thường: 200.000đồng/lần/người.
- Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ : 100.000đồng/lần/người.
- Trường hợp người được cấp để nghị cấp trên 2 PLLTP trong một lần yêu cầu thì kể từ PLLTP thứ 3 trở đi cơ quan cấp PLLTP được thu thêm 3.000 đồng/Phiếu
- Những trường hợp sau đây được miễn lệ phí cấp PLLTP:
+ Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
+ Người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Từ 1/7/2025, thừa phát lại có thời gian đào tạo nghề công chứng bao nhiêu tháng?
- Quần đảo Nam Du ở tỉnh nào? Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế đến năm 2030 là gì?