Những trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HÐLÐ
Những trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HÐLÐ quy định tại Ðiều 39, Bộ luật Lao động như sau:
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 6 tháng liên tục đối với người lao động làm theo HÐLÐ xác định thời hạn.
2. Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Lao động nữ quy định tại Khoản 3, Ðiều 155 của Bộ luật này.
4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Khoản 3, Ðiều 155, Bộ luật Lao động quy định:
“3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HÐLÐ đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.
Căn cứ vào các quy định được dẫn chiếu ở trên, bạn có quyền khiếu nại lên Giám đốc công ty yêu cầu nhận bạn trở lại làm việc.
Theo đó, người sử dụng lao động phải thực hiện các nghĩa vụ với người lao động theo Ðiều 42, Bộ luật Lao động như sau:
“Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt HÐLÐ trái pháp luật:
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo HÐLÐ đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo HÐLÐ.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Ðiều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại Khoản 1 Ðiều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Ðiều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương theo HÐLÐ để chấm dứt HÐLÐ.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HÐLÐ mà người lao động vẫn muốn làm việc, ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại Khoản 1 Ðiều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung HÐLÐ.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?